Translate

Tour Phổ Biến

Võ Cạnh - bia sớm nhất của vương quốc Chăm Pa

Tấm bia đá xanh to lớn cho thấy sự sáng lập ra vương quốc Chăm Pa cũng như vai trò của văn minh Ấn Độ tại vương quốc này. Bia Võ Cạnh hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Tấm bia đá đã mòn minh văn
Nhà nghiên cứu Pháp H.Parmetier không bằng lòng với việc ghi địa danh của tấm bia này một cách sơ sài. Chính vì thế, ông đã tìm đến tận Khánh Hòa để xác minh cụ thể địa điểm trên: “Người ta chỉ nói chung chung là bia Võ Cạnh với bài minh văn nổi tiếng tìm thấy ở phía nam ngọn đồi nhỏ của người Chăm cổ. Nếu nói chính xác, nó được tìm thấy ở làng Võ Cạnh, tại một điểm nằm về phía đông của một ngôi nhà thờ đạo. Địa điểm này ở khoảng giữa hai xã Phú Văn và Phú Vinh, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa”.
Khi được phát hiện ra, bia nằm im lìm dưới tán một cây duối cổ thụ, nửa ló lên mặt đất, nửa chôn dưới bùn ruộng, chẳng ai để ý. Thực chất, đây là một khối đá to lớn có minh văn khắc trên cả bốn mặt. Cũng chính vì thế, có nhiều người đề nghị gọi nó là khối bia.
Hiện được giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bia là một tảng đá xanh to lớn, cao trên 2,5m. Nhìn vào mặt rộng nhất của tảng đá, bia trông như một chiếc cột đá hình chữ nhật, với chiều rộng hơn là 72 cm, chiều hẹp hơn là 67 cm. Mặt bia khắc chữ Phạn.
Phía trên đầu tảng đá đã bị mẻ mất một miếng ở phía rộng hơn. Mặc dù chữ khắc trên bia khá to, cao trung bình 1 cm nhưng do thời gian nhiều chữ đã không còn rõ. Chính vì thế, chụp ảnh ở cự ly gần hay dùng kỹ thuật tạo thác bản, người ta vẫn không thể đọc được đầy đủ nội dung của những dòng chữ trên bia. Các chuyên gia đã phải dùng đến cách cuối cùng là lấy ngón tay lần theo những nét đục các con chữ trên bề mặt khối đá.

Võ Cạnh - bia sớm nhất của vương quốc Chăm Pa - ảnh 1
Bia Võ Cạnh - Ảnh: T.L
Tuy các câu bị mất nhiều chữ, các nhà nghiên cứu vẫn thấy lối hành văn rất rắc rối cầu kỳ. Những câu văn dài và phải có một phông văn hóa nhất định về những nền văn hóa cổ mới giải mã được.
Một số dấu vết chữ khắc chồng lên nhau cho thấy hình như những bài minh văn được khắc lấn từ mặt này sang mặt khác của bia. Chính vì thế, một học giả Pháp tên M.Jacques đã phỏng đoán rằng khối bia này được khắc ở cả bốn mặt.
Những nghiên cứu sau đó cho thấy, đây không chỉ là tấm bia được khắc bằng chữ Phạn cổ sớm nhất của vương quốc Chăm Pa, mà thậm chí, của cả khu vực Đông Nam Á.
Dấu ấn văn hóa Ấn Độ
Theo TS Nguyễn Đình Chiến - Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tấm bia Võ Cạnh cho biết về quá trình hình thành và hợp nhất vương quốc Chăm Pa. Theo đó, vương quốc được hình thành từ hai tiểu quốc Nam Chăm và Bắc Chăm. Nam Chăm có thủ phủ tại
Panduranga, tức vùng Phan Rang ngày nay. Bắc Chăm (theo sử Trung Hoa còn gọi là Lâm Ấp) đóng ở Simhapura, tức vùng Trà Kiệu ngày nay. Sau đó, vào khoảng thế kỷ thứ 7 hai tiểu vương quốc này hợp nhất thành vương quốc Chăm Pa, chọn Simhapura làm thủ phủ.
Ngoài bia Võ Cạnh, bia ký Hòn Cúc, Mỹ Sơn, cũng ghi danh hiệu của vua Bhadravarman trên toàn lãnh thổ Chăm Pa. Điều này, theo nhà nghiên cứu Pháp L.Finot chứng tỏ Chăm Pa là một quốc gia độc lập và thống nhất quyền năng của nhà vua trung ương. Do đó, các lãnh chúa hay tiểu vương của mỗi vùng đều phải khép mình dưới quyền lực của nhà vua.
Ngoài ra, theo Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tấm bia còn cho biết ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ cùng vai trò quan trọng của giới tăng lữ ở tiểu vương quốc này. Toàn bộ nội dung văn bia đã thể hiện sự du nhập nền văn minh Ấn Độ, trong đó có Phật giáo, vào cư dân Chăm khá sớm. Theo TS Ngô Văn Doanh, tấm bia Võ Cạnh là vật chứng đầu tiên và cũng là cổ nhất ở Đông Nam Á nói về Phật giáo.
Khảo cứu bia Võ Cạnh, Finot còn cho biết: “Nhà vua dựng bia để thể hiện ý thức về sự vô thường của cuộc đời, về lòng trắc ẩn đối với chúng sanh; về sự hy sinh của cải mình cho lợi ích chung”. Căn cứ này cho thấy, Phật giáo được truyền vào Chăm Pa những niên kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Khi đó, tại Ấn Độ, tinh thần quy hướng Phật giáo một cách tuyệt đối vẫn còn sâu đậm. Từ đó, những nhà buôn là phật tử đi khắp nơi, trong đó có hải cảng Chăm Pa. Ngay khi thuyền cập bến, những phật tử này tìm nơi để tu tập, đồng thời khai ngộ cho chúng sanh. Phật giáo đã đến Chăm Pa như vậy.
Sau này, thư tịch cổ Trung Hoa miêu tả việc mua bán với người Chăm Pa vào những thế kỷ thứ 7 đã ghi lại rằng cộng đồng người Chăm thời kỳ này rất kính mến Phật Thích Ca.
Đặc biệt, lúc quân nhà Tùy đánh chiếm Chăm Pa đã thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó nổi bật nhất là 1.350 pho kinh Phật.
Nghiên cứu bia Võ Cạnh kết hợp với sử liệu cho thấy, tuy ngày nay Phật giáo gần như vắng bóng trong sinh hoạt tín ngưỡng của tộc người Chăm Pa nhưng trong lịch sử nó rất quan trọng trong đời sống tộc người này. 

LỄ HỘI CÁ VOI NHA TRANG

Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển.
Lợi dụng điều này một số người đã thêu dệt thêm nhiều huyền thoại về cá voi, gắn cá voi với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh, thêu dệt chuyện cá voi đã cứu sống Nguyễn Ánh trong một vụ đắm thuyền, dùng thần quyền đề cao nhân vật này.
Sau khi xưng vương, Gia Long đã phong cá voi tước hiệu "Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần". Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu "Đại càng nhà nha trang nước Nam Hải".
Càng tin vào sự viện trợ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ tự khôn xiết thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ phụng gọi là Lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt). Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như Nghi lễ tế đình, điều dị biệt là màn hát bá trạo chấm dứt lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày).

LỄ HỘI YẾN SÀO NHA TRANG

Khánh Hòa có rất nhiều ngành nghề truyền thống như: đúc đồng, làm nón, làm bún, bánh tráng, đánh bắt hải sản,… Song, lâu đời và có giá trị văn hóa, lịch sử, mang lại lợi ích kinh tế, từng lớp cao, rất nức danh là ngành nghề khẩn hoang yến sào. Nghề vỡ hoang yến sào Khánh Hòa ra đời gần 700 năm và không ngừng phát triển.
Hiện thời, chất lượng, giá trị thương phẩm của yến sào khánh hòa không những được tấn phong tổ yến vua, có giá trị thương phẩm đứng hàng đầu mà còn được xem như thần dược đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng.
Lễ hội  Yến sào  khánh hòa là lễ hội  tôn truyền thống lịch sử ngành nghề, được đa dạng hóa bằng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hiện đại nhằm quảng bá giới thiệu với du khách khám phá nét văn hóa độc đáo về vùng đất được nhiều quà tặng của thiên nhiên và con người xứ sở “Trầm hương, Yến sào” hiền hòa thân thiện.
Tên gọi đầy đủ của  lễ hội này là “Lễ hội ngành phá hoang Yến Sào”, được tổ chức hàng năm vào ngày10 tháng 5 Âm lịch.  lễ hội  do đông đảo lễ hội nha trang bà con làm nghề lấy tổ yến tổ chức tại đảo Hòn Nội, nơi đặt Miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến, với các lễ nghi trọng thể, trang nghiêm. Nghề khai hoang Yến Sào ở  khánh hòa  đã có trên 600 năm,đây là một nghề “hái ra vàng” nhưng đầy hiểm nguy, rủi ro vì luôn phải treo mình trên vách đá chênh vênh để thu tổ yến. Vì thế,  lễ hội  là dịp người làm nghề cầu cúng, xin được ban ơn, ban phước lành.
Địa điểm:  Đảo Hòn Nội
Thời gian:  Vào ngày 10 tháng 5 âm lịch hàng năm.

LỄ HỘI THÁP BÀ NHA TRANG

Lễ hội Tháp Bà Pônagar ở tỉnh Khánh Hòa còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ vía Bà là di sản văn hoá phi vật thể, thuộc loại hình Lễ hội truyền thống, đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (năm 2012).
Lễ hội Tháp Bà diễn ra hàng năm tại di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Tháp Bà Ponagar, trên đồi Cù Lao, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người Kinh (Việt) và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế ...
Nữ thần Ponagar là Mẹ xứ sở của người Chăm, có tên gọi đầy đủ là Yang Pô Inư Nagar. Vốn mang trong mình tâm thức thờ Mẫu, khi người Việt vào sinh sống ở vùng đất Khánh Hòa (khoảng năm 1653) đã “tiếp biến” tín ngưỡng này và gọi là Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Các truyền thuyết về Thiên Y A Na Thánh Mẫu đã được ông Phan Thanh Giản, một vị quan Thượng thư bộ Lễ dưới triều Nguyễn ghi chép, tổng hợp, biên soạn và cho khắc bia dựng vào năm 1856 ở tại di tích Tháp Bà Ponagar. Các vua triều Nguyễn đã ban các sắc phong cho Thiên Y Thánh Mẫu là Thượng đẳng thần.
Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

DINH BẢO ĐẠI

Ngoài những dinh thự tráng lệ ở thành phố ngàn thông, vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn còn có một dinh thự nguy nga, tráng lệ hơn hẳn 3 dinh thự ở Đà Lạt. Đó là dinh Bảo Đại ở thành phố Nha Trang xinh đẹp.
Tọa lạc ở cuối đường Trần Phú, gối đầu trên núi Chụt (thuộc địa phận phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang), cách trung tâm thành phố 6km về phía Nam. Ngoài cái tên "Dinh Ông Thượng", "Biệt thự Cầu Đá", dân địa phương còn gọi "Dinh Bảo Đại" là "Lầu Bảo Đại". Ông Năm Tỏ, nhà ở khóm Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên), cho biết núi Chụt được sử sách ghi là núi Cảnh Long vì nhìn từ xa ngọn núi này uốn cong, thế dáng như con rồng trong thế vờn mây đạp gió với đầu rồng là 3 mỏm đồi được người Pháp cho xây dựng các biệt thự mà đứng trên ấy có thể phóng tầm mắt bao quát cả thành phố biển.
Biệt thự Bảo Đại tại Nha Trang là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hoà giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông. Hơn nữa, khu biệt thự nằm ở vị trí đắc địa nhất vịnh biển Nha Trang, từ xa nhìn núi Cảnh Long chạy dài theo bờ biển giống như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy phố biển. Công trình có kiến trúc độc đáo, làm cho cảnh sắc nơi đây vốn thơ mộng càng thêm quyến rũ.
Dinh Bảo đại xây dựng vào năm 1923, một nhà khoa học người Pháp gốc Đức là ông A.Crem đã chỉ huy thực hiện công trình biến đỉnh núi Cảnh Long thành quần thể gồm 5 căn biệt thự và 3 nhà công vụ để làm nơi ở, nghiên cứu cho các nhà khoa học Pháp đến làm việc tại Viện Hải dương học Đông Dương (nay là Viện Hải dương học Nha Trang) ở dưới chân núi.
Sau khi hoàn thành, 5 biệt thự trong khuôn viên rộng 12 ha được đặt theo tên các loài hoa nhiệt đới như Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ và Cây Bàng. Năm 1926, khi Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Bảo Đại thì người Pháp đã chuyển giao 2 biệt thự Bông Sứ và Xương Rồng cho vị vua cuối cùng của triều Nguyễn cho để gọi là... hợp lý hợp tình. Sau năm 1954, biệt thự Bông Sứ được đổi tên thành Vọng Nguyệt, Xương Rồng "lột xác" thành Nghinh Phong và những tên gọi đó được giữ nguyên từ đó đến nay. Tại những toà biệt thự này, bạn có thể nhìn ra biển xanh với những hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô. Khuôn viên Lầu Bảo Đại ôm một vòng cung tạo ra eo biển nhỏ với những rặng dừa, biển xanh cát trắng nắng vàng.
Đến Lầu Bảo Đại vào mùa hè, các loài hoa đua nhau khoe sắc, đặc biệt là phượng vĩ, với không khí trong lành, phong cách hữu tình, không gian yên tĩnh và là nơi đón nhận những tia nắng mặt trời đầu tiên của thành phố biển Nha Trang, Dinh Bảo Đại được thiên nhiên ưu đãi tạo nên những nét độc đáo khó nơi nào có thể so sánh. Hiện nơi đây là một bảo tàng nhỏ trưng bày về cuộc đời và thân thế hoàng đế Bảo Đại, gồm nhiều hình ảnh, sử liệu về vua, hoàng hậu và gia đình.
Đến với Nha Trang, du khách được đi tắm biển, dạo bước trên bờ cát trắng xóa và hít thở không khí trong lành của miền biển khơi vào mỗi buổi sáng sớm. Sau đó đừng quên ghé qua Dinh Bảo Đại để khám phá những nét kiến trúc đẹp của dinh thự bậc nhất này nhé!

SÂN BAY QUỐC TẾ CAM RANH

Sân bay quốc tế Cam Ranh là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh cực nam Trung bộ. Trong hệ thống du lịch quốc tế IATA, sân bay Cam Ranh mang mã số CXR.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Đến thời điểm năm 2012, sân bay này đã đạt lượng khách thông qua 1 triệu lượt/năm và dự kiến đạt 2,5 triệu lượt/năm vào năm 2015.Sân bay Cam Ranh có tọa độ 11°59′53′′N, 109°13′10′′E, và tọa lạc cách Nha Trang 30km. Đường băng sân bay có chiều dài 3.050m.
Sân bay Cam Ranh do quân đội Hoa Kỳ xây dựng và được sử dụng làm căn cứ không quân Hoa Kỳ tại Vịnh Cam Ranh trong thời gian chiến tranh. Sau hiệp định Paris năm 1973, Hoa Kì trao căn cứ này lại cho Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975, sân bay Cam Ranh tiếp tục được sử dụng vào mục đích quân sự cho tới năm  2004. Ngày 19 tháng 5 năm 2004, sân bay Cam Ranh đón chuyến bay dân sự đầu tiên, bay từ Hà Nội thay thế cho sân bay Nha Trang nằm trong nội thị thành phố bị hạn chế về diện tích và vì lý do an toàn. Năm 2007, sân bay này phục vụ khoảng 500.000 khách, xếp thứ 5 trong các sân bay tại Việt Nam.
SÂN BAY ĐÓN KHÁCH NƯỚC NGOÀI NHIỀU NHẤT
Từ tháng 6 năm 2008, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay ban đêm.  Năm 2012 sân bay đón 1,2 triệu lượt khách thông quan (đứng thứ 4 Việt Nam) trong đó có hơn 1000 chuyến bay quốc tế với hơn 200.000 hành khách làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay.
Hãng hàng không chuyển chở nhiều hành khách nhất tại sân bay Cam Ranh là Vietnam Airlines với gần 826,500 lượt khách lên xuống trong năm 2012, chiếm khoảng 2/3 lượt khách thông quan tại sân bay. Đến năm 2013 Cam Ranh đón 1,509,212 lượt khách tiếp tục giữ vị trí thứ 4 Việt Nam. Trong đó khách từ các đường bay quốc nội là 1,143,015 lượt (chiếm 75.74%) và khách từ các đường bay quốc tế là 366,197 chiếm 24.26%.Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh ngày càng thu hút nhiều lượng khách du lịch Nha Trang đến với  thành phố biển xinh đẹp này. Du khách hãy đến và trải nghiệm nhé!

ĐIỆP SƠN

Nằm dưới mặt nước biển gần nửa mét, con đường nối hai hòn đảo trong nhóm Điệp Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xem là đường bộ trên biển độc đáo nhất ở Việt Nam.
Từ trên cao nhìn xuống, con đường này giống như một dải lụa uốn khúc, quanh co, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo của riêng vịnh Vân Phong 
Điệp Sơn là một dãy gồm 3 hòn đảo nhỏ, nằm chơi vơi trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hành trình khám phá hòn đảo bắt đầu từ thị trấn Vạn Giã, sau khoảng một giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, quần đảo Điệp Sơn xinh đẹp dần xuất hiện, cắt hình rõ nét trên đường chân trời.
Cho tàu neo đậu gần hòn đảo nằm giữa, bạn có thể bước xuống tàu và bắt đầu hành trình chinh phục con đường mòn trên biển vô cùng độc đáo và thú vị dài gần 700 mét, nối liền hòn đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. Con đường uốn lượn, rộng khoảng 1 mét và nằm sâu dưới mặt nước biển trong xanh chưa đến nửa mét.
Nếu có dịp đi đến thăm đảo, bạn hãy thuê một chiếc thuyền nhỏ, khám phá hết các hòn đảo nhỏ xung quanh đó và tận hưởng vẻ đẹp bình gi, đơn sơ hiếm thấy ở một địa danh nổi tiếng có những bãi biển đẹp nhất cả nước này 
Đi bộ trên con đường này đem lại cảm giác vô cùng thích thú, xen lẫn hồi hộp và một chút sợ hãi khi bạn phải bước giữa đại dương bao la. Bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội hai bên, chốc chốc lại thấy những đàn cá nhảy tung lên khỏi mặt nước, hay giơ tay vẫy chào con thuyền đang chạy lướt qua.
Đảo Điệp Sơn có khoảng 80 hộ dân, người dân sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Việc sinh hoạt của người dân trên đảo buổi tối trông chờ vào chiếc máy phát điện, mỗi gia đình chỉ có 3 tiếng đồng hồ sử dụng điện hàng ngày.
Cuộc sống của người dân trên đảo Điệp Sơn khá đơn giản. mỗi ngày họ chỉ có 3 tiếng là được sử dụng điện để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày
Sau khi bạn đi bộ 30 phút, hòn đảo lớn Điệp Sơn chào đón bạn với một màu xanh của cây cối, màu đỏ thẫm của những mái nhà lợp ngói và những bãi biển xanh trong màu ngọc bích. Khung cảnh thanh bình và yên ả. Còn gì tuyệt vời hơn khi đứng nơi đây, để cho từng làn gió mát táp vào mặt, sóng khẽ liếm bàn chân, trước mặt là biển xanh bao la bát ngát. Mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống dường như tan biến hết.
Vẻ đẹp bình dị, hoang sơ của đảo có thể khiến bất kì khách du lịch nào cũng phải choáng ngợp
Khám phá một vòng quanh các đảo, du khách sẽ trầm trồ trước vẻ đẹp của những bãi biển hoang sơ cát trắng, nước biển trong xanh, và những cánh đồng cỏ lau tuyệt đẹp.
Nước biển ở Điệp Sơn rất sạch. Và vì không có sự tác động nhiều của du lịch, thương mại hóa cho nên người dân ở đây khá thân thiện, dễ mến
Ngoài ra, bạn còn có thể lên tàu khám phá các hòn đảo nhỏ xa xa. Việc lênh đênh giữa biển trong vịnh Vân Phong cho bạn cảm giác như đang đi giữa vịnh Hạ Long. Bạn có thể cho tàu đậu lại một hòn đảo hoang sơ nào đó và thả mình giữa làn nước biển mát lạnh, trong xanh để thỏa thích vẫy vùng.
Một góc hoang sơ, bình yên của đảo
Điệp Sơn là một quần đảo còn xa lạ với nhiều người, nơi đây vẫn còn giữ nét đẹp hoang sơ, trong xanh của biển, người dân hiền hòa, hiếu khách.

TOUR ĐẢO ĐIỆP SƠN - 2N - 1Đ

Mã Tour: AP-ĐS – Thời gian: 2N – 1Đ
Giá Tour trọn gói: 1.300.000VNĐ/Khách
Phương tiện: Xe 16C – 30C, tàu du lịch
Liên hệ: Mr Tiến Đạt – Hotline: 0919 80 77 33
Được ví như nàng công chúa ngủ trên biển cả mênh mông, Vịnh Vân Phong kiêu sa, kiều diễm ru hồn khách bởi bãi cát trắng trải dài mênh mong, làn nước biển xanh trong và lòng đại dương rực rỡ sắc màu nhờ sự đa dạng của các loài san hô và sinh vật biển
Vịnh Vân Phong là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, là một kỳ quan thiên nhiên với khí hậu ôn hoà, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh. Đây là nơi duy nhất hội đủ các yếu tố của một thiên đường biển: cực kỳ đẹp, vô cùng hoang sơ và bình yên tuyệt đối. Khám phá những điểm đến tuyệt vời nhất của thiên đường biển Việt Nam này nhé.
Chương trình khám phá
BÁN ĐẢO ĐẦM MÔN – ĐẢO ĐIỆP SƠN – SUỐI HÒN DỨA
2 Ngày – 1 Đêm

Ngày 1: Vạn Giã - Bán đảo Đầm Môn - Đảo điệp sơn ( Ăn sáng -Trưa - Tối )
06h00: Hướng Dẫn Viên Anpha Travel đón quý khách tại điểm hẹn (trung tâm thị trấn Vạn Giã hoặc bến xe Vạn Giã ). Ăn sáng tại thị trấn Vạn Giã.
08h00: Khởi hành đi bán đảo Đầm môn.
Trên đường đi quý khách sẽ ngắm những cồn cát chạy dài hai bên đường, khoảng 20 hòn đảo lớn nhỏ hiện ra trước mắt, rừng nguyên sinh và những điều lạ, độc đáo ở làng chài Đầm Môn. Ngắm biển Đầm Môn êm ả, sạch,trong xanh thấy tận đáy. Tham quan làng chài tìm hiểu về cuộc sống nơi đây.
09h00: Tới Sơn Đừng tắm biển, tàu đưa quý khách đi ra hòn đỏ lặn ngắm San hô.
Bên dưới những thảm rau câu là một thiên đường biển kỳ ảo mở ra trước mắt đẹp đến sững sờ. Muôn loại san hô với đủ màu sắc bày ra trước mắt. Nơi đây có nhiều rạn, khe, hang đá vậy nên san hô cứ bám vào đó mà sống tạo nên cảnh quan cực kỳ kỳ bí và sống động. Nhẹ bước trên thảm san hô thân mềm, tận tay chạm vào các loại san hô khác nhau như san hô não, san hô sừng nai, san hô thảm, tận mắt nhìn ngắm hình dáng kỳ lạ, màu sắc rực rỡ.
11h30: Quay trở lại bán đảo Sơn Đừng dùng cơm trưa với những món ăn dân dã taị địa phương. Quý khách tự do tham quan bán đảo Sơn Đừng hoặc nghỉ ngơi trên những chiếc ghế gỗ bên bờ cát trắng, nằm đung đưa trên những chiếc võng dưới hàng cây xanh rì.
14h00: Tàu đưa quý khách qua tham quan đảo ĐiệpSơn. Con đường nối hai hòn đảo trong nhóm Điệp Sơn, con đường bộ trên biển độc đáo nhất ở Việt Nam
Sau khoảng 20 phút lênh đênh trên biển, quần đảo Điệp Sơn xinh đẹp dần xuất hiện, cắt hình rõ nét trên đường chân trời. Điểm thú vị nhất trong hành trình chinh phục Điệp Sơncon đường dưới biển vô cùng độc đáo và thú vị dài gần 700 mét, nối liền hòn đảo giữa với đảo ĐiệpSơn lớn. Con đường uốn lượn, rộng khoảng 1 mét và nằm sâu dưới mặt nước biển trong xanh chưa đến nửa mét. Đi bộ trên con đường này đem lại cảm giác vô cùng thích thú, xen lẫn hồi hộp và một chút sợ hãi khi bạn phải bước giữa đại dương bao la hai bên là sóng vỗ. Thích thú
hơn nữa là có thể thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội hai bên, chốc chốc lại thấy những đàn cá nhảy tung lên khỏi mặt nước, hay giơ tay vẫy chào con thuyền đang chạy lướt qua. Nước biển ở đây trong xanh, có thể nhìn sâu tận đáy. Khung cảnh thanh bình và yên ả. Còn gì tuyệt vời hơn khi đứng  đây để cho từng làn gió mát táp vào mặt, sóng khẽ liếm bàn chân, trước mặt là biển xanh bao la bát ngát. Mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống dường như tan biến hết.
Khám phá một vòng quanh các đảo, tìm hiểu cuộc sống, tập tục của ngư dân Điệp Sơn. Du khách sẽ trầm trồ trước vẻ đẹp của những bãi biển hoang sơ cát trắng, nước biển trong xanh, và những cánh đồng cỏ lau tuyệt đẹp. Qúy khách chụp ảnh lưu niệm
17h30: Đoàn tập trung khởi hành từ đảo Điệp Sơn vào đất liền – thị trấn Vạn Giã bằng cano. Trên đường đi quý khách sẽ nhìn thấy những lồng bè chuyên nuôi trồng hải sản, những chiếc thuyền, ghe đánh bắt gần bờ cũng như xa bờ của người dân địa phương. Khoảng 20 phút cano cặp bờ, xe đón quý khách về khách sạn nhận phòng.
19h00:  Dùng bữa tối, tự do khám phá Vạn Giã về đêm. Thưởng thức đặc sản tại địa phương ( Bánh canh hẹ, bánh bèo mâm, các loại ốc...)

Ngày 2: Vạn Giã- vườn điều - Hòn Dứa (Ăn sáng -  trưa)
05h00: Qúy khách ngắm bình minh trên biển Vạn Giã
07h00: HDV đưa quý khách đi dùng bữa sáng
08h00: Trả phòng, xe đón quý khách đi tham quan vườn điều đầy màu sắc mùa thu hoạch. Quý khách được tự tay hái những trái đào chính mộng và thưởng thức vị ngọt thanh của đào. Tìm hiểu quy trình thu hoạch điều của người dân tại địa phương. Chụp hình lưu niệm
09h00: Tiếp tục cuộc hành trình đến Suối Hòn Dứa.
Ẩn mình trong một con đường dài quanh co là một khoảng không gian hoàn toàn khác biệt. Quý khách có thể dể dàng nghe được tiếng nước chảy, tiếng chim hót, một cảm giác rất dễ chịu khi hòa mình với thiên nhiên, thoải mái nghịch dòng nước mát sau một cuộc leo núi khá thấm mệt. Đặc biệt, nước ở đây rất mát có thể ngâm thức uống dưới nước sau vài phút lấy lên thì không khác gì vừa lấy từ tủ lạnh. Dòng suối hiền hòa, nước trong thấy dáy, hai bên bờ là những hàng cây xanh ngắt tỏ bóng mát ra giữa dòng như muốn ôm chặt lòng suối không muốn rời. Suối Hòn Dứa có hàng trăm hòn đá lớn nhỏ, quý khách có thể ngồi trên đá trược xuống hoặc nhảy xuống giữa lòng suối. Qúy khách s được ngồi trong những chiếc chòi tranh cập bờ suối nhăm nhi đồ nướng và nằm đung đưa trên những chiếc võng  đúng chất hoang dã và thanh bình.
11h30: Dùng cơm trưa – tiệc nướng BBQ.
16h00: HDV tập trung đoàn đưa xuống núi, kết thúc chương trình và hẹn gặp lại.

GIÁ TOUR BAO GỒM:
Các bữa ăn được đề cập trong chương. (Bao gồm 1 tiệc BBQ Hải Sản)
Khách sạn, nhà hàng sạch - đẹp - tiện nghi, nằm ngay trung tâm thị trấn- gần biển
 Hướng dẫn viên địa phương theo đoàn trong suốt chương trình tham quan.
Các loại vé và phí tham quan theo chương trình.
Phương tiện vận chuyển: xe du lịch đời mới máy lạnh (tùy số lượng khách ngày khởi hành), cano di chuyển từ đảo Điệp Sơn vào cảng Vạn Giã , Tàu ngư dân đi lặn ngắm san hô.
Áo Phao, kính lặn ngắm san hô
Bảo hiểm du lịch
Phục vụ khăn, nón, nước trà đá.

GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM:
Các bữa ăn ngoài chương trình, giặt ủi, điện thoại, và các chi phí cá nhân khác.
Thuế VAT
Các phần không có trong mục bao gồm.
Phụ thu phòng 2 (150.000 VND/khách)
Phòng Đơn (300.000 VND/khách)

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Quý khách khi du lịch cần đem theo Passpsort hoặc CMND, CCCD. Trẻ em nếu không đi với bố mẹ phải đem theo giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương.
Chương trình có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thời tiết nhưng vẫn đảm bảo các tuyến điểm tham quan như đã trình bày.
Giờ nhận phòng khách sạn: sau 14:00 giờ và trả phòng trước 12:00 giờ.Vé tham quan trọn gói, Quý Khách không phải bỏ ra bất cứ chi phí nào.

PHỤ THU NGÀY LỄ TẾT
Mùa lễ, tết: Mùa Giáng sinh và tết Tây (18/12 – 9/1), mùa tết Ta (2/2 – 6/2), ngày Thống nhất đất nước và ngày Quốc tế lao động (30/4 – 1/5), ngày Giỗ tổ (12/4), ngày Quốc khánh (2/9), phụ thu 20% mức giá của bảng giá trên.


GIÁ VÉ TRẺ EM
Trẻ em dưới 05 tuổi: Miễn phí, ăn uống bố mẹ tự lo cho bé, 
Trẻ em từ 05 - 11 tuổi: Giá tour bằng ½ giá người lớn,
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: Giá tour như người lớn.

ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN
Việc thanh toán được thực hiện như sau:
• Đặt cọc: 80% giá trị tour ngay khi ký kết hợp đồng du lịch.
• Thanh toán phần còn lại: 20% giá trị tour còn lại phải được thanh toán chậm nhất 3 ngày sau khi tour kết thúc.

CAM KẾT CỦA CÔNG TY
Anpha Travel  cam kết thực hiện đúng chương trình, tiêu chuẩn dịch vụ (xe, ăn uống,điểm tham quan, hướng dẫn viên.

TOUR NHA TRANG - ĐẢO ĐIỆP SƠN - 3N - 3Đ

        

  Cách TP HCM gần 500 km, đảo Điệp Sơn nằm trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đang trở thành điểm đến đầy hấp dẫn, lôi kéo nhiều du khách. Nơi đây cuốn hút bởi vẻ đẹp hoang sơ và đặc biệt là con đường nổi lênh đênh giữa đại dương độc đáo nhất Việt Nam.
          Ghé thăm đảo Điệp Sơn, trải nghiệm cảm giác đi bộ trên con đường nổi giữa đại dương, thưởng thức hải sản ở làng chài Vạn Giã… sẽ đem lại cho bạn những cảm giác mới mẻ, đầy thú vị.
Xin cám ơn quý khách đã gửi yêu cầu báo giá cho chương trình “Nha Trang Đảo Điệp Sơn- Hòn Dứa” vào năm 2016. Vui lòng xem thông tin báo giá bên dưới:

Tên đoàn               :  Nha Trang Đảo Điệp Sơn – Hòn Dứa
Mã tour                  :  …………
Số lượng dự kiến: Từ 10 đến 30 Khách
Thời gian               : 3 ngày 3 đêm – Khách sạn tiêu chuẩn du lịch


ĐÊM  1: TP. Hồ Chí Minh – Đảo Điệp Sơn (500 Km)
21h00: Xe và Hướng Dẫn Viên Anpha Travel đón Quý Khách tại điểm hẹn. Tới Phan Thiết, xe dừng chân để Quý Khách nghĩ ngơi và ăn lót dạ (mì, hủ tiếu..). Tiếp tục hành trình đi Nha Trang.

 Quý Khách nghỉ đêm trên xe

NGÀY 1: Vạn Giã - Bán đảo Đầm Môn - Đảo Điệp Sơn ( Ăn 3 bữa )

06h00: Đến trung tâm thị trấn Vạn Giã. Quý Khách dùng điểm tâm tại nhà hàng ở thị trấn Vạn Giã, nghỉ ngơi tự do tại chỗ.
8h00:  Khởi hành đi bán đảo Đầm môn. Trên đường đi quý khách sẽ ngắm những cồn cát chạy dài hai bên đường, khoảng 20 hòn đảo lớn nhỏ hiện ra trước mắt, rừng nguyên sinh và những điều lạ, độc đáo ở làng chài Đầm Môn. Ngắm biển Đầm Môn êm ả, sạch,trong xanh thấy tận đáy. Tham quan làng chài tìm hiểu về cuộc sống của người dân nơi đây.
09h00Quý Khách tới bãi biển Sơn Đừng tự do tắm biển, sau đó tàu đưa quý khách đi ra Hòn Đỏ lặn ngắm San hô.
           Bên dưới những thảm rau câu là một thiên đường biển kỳ ảo mở ra trước mắt đẹp đến sững sờ. Muôn loại san hô với đủ màu sắc bày ra trước mắt. Nơi đây có nhiều rạn, khe, hang đá vậy nên san hô cứ bám vào đó mà sống tạo nên cảnh quan cực kỳ kỳ bí và sống động. Nhẹ bước trên thảm san hô thân mềm, tận tay chạm vào các loại san hô khác nhau như san hô não, san hô sừng nai, san hô thảm, tận mắt nhìn ngắm hình dáng kỳ lạ, màu sắc rực rỡ.
11h30Quay trở lại bán đảo Sơn Đừng, Quý Khách dùng cơm trưa với những món ăn dân dã taị địa phương. Quý khách tự do tham quan bán đảo Sơn Đừng hoặc nghỉ ngơi trên những chiếc ghế gỗ bên bờ cát trắng, nằm đung đưa trên những chiếc võng dưới hàng cây xanh rì
14h00: Tàu đưa quý khách qua tham quan đảo Điệp Sơn. Con đường nối hai hòn đảo trong nhóm Điệp Sơn, con đường bộ trên biển độc đáo nhất ở Việt Nam
           Sau khoảng 20 phút lênh đênh trên biển, quần đảo Điệp Sơn xinh đẹp dần xuất hiện, cắt hình rõ nét trên đường chân trời. Điểm thú vị nhất trong hành trình chinh phục Điệp Sơncon đường dưới biển vô cùng độc đáo và thú vị dài gần 700 mét, nối liền hòn đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. Con đường uốn lượn, rộng khoảng 1 mét và nằm sâu dưới mặt nước biển trong xanh chưa đến nửa mét. Đi bộ trên con đường này đem lại cảm giác vô cùng thích thú, xen lẫn hồi hộp và một chút sợ hãi khi bạn phải bước giữa đại dương bao la hai bên là sóng vỗ. Thích thú hơn nữa là có thể thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội hai bên, chốc chốc lại thấy những đàn cá nhảy tung lên khỏi mặt nước, hay giơ tay vẫy chào con thuyền đang chạy lướt qua. Nước biển ở đây trong xanh, có thể nhìn sâu tận đáy. Khung cảnh thanh bình và yên ả. Còn gì tuyệt vời hơn khi đứng  đây để cho từng làn gió mát táp vào mặt, sóng khẽ liếm bàn chân, trước mặt là biển xanh bao la bát ngát. Mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống dường như tan biến hết.
            Khám phá một vòng quanh các đảo, tìm hiểu cuộc sống, tập tục của ngư dân Điệp Sơn. Du khách sẽ trầm trồ trước vẻ đẹp của những bãi biển hoang sơ cát trắng, nước biển trong xanh, và những cánh đồng cỏ lau tuyệt đẹp. Qúy khách chụp ảnh lưu niệm
17h00Đoàn tập trung khởi hành từ đảo ĐiệpSơn vào đất liền – thị trấn Vạn Giã bằng cano. Trên đường đi quý khách sẽ nhìn thấy những lồng bè chuyên nuôi trồng hải sản, những chiếc thuyền, ghe đánh bắt gần bờ cũng như xa bờ của người dân địa phương. Khoảng 20 phút cano cặp bờ, xe đón quý khách về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi
18h30: Dùng bữa tối, tự do khám phá Vạn Giã về đêm. Thưởng thức đặc sản tại địa phương (Bánh canh hẹ, bánh bèo mâm, các loại ốc...)

Nghỉ đêm tại thị trấn Vạn Giã.

NGÀY 2: Vạn Giã- Vườn Điều - Hòn Dứa (Ăn 3 bữa)

05h00: Q khách ngắm bình minh trên biển Vạn Giã giữa không gian bao la, huyền hoặc làm cảnh biển nơi đây trở nên vô cùng thơ mộng.
07h00: HDV đưa quý khách đi dùng bữa sáng, nghỉ ngơi tự do tại chỗ.
08h00: Trả phòng, xe đón quý khách đi tham quan vườn điều đầy màu sắc mùa thu hoạch. Quý khách được tự tay hái những trái đào chính mộng và thưởng thức vị ngọt thanh của đào. Tìm hiểu quy trình thu hoạch điều của người dân tại địa phương. Chụp hình lưu niệm
09h00: Tiếp tục cuộc hành trình đến Suối Hòn Dứa.
          Ẩn mình trong một con đường dài quanh co là một khoảng không gian hoàn toàn khác biệt. Quý khách có thể dể dàng nghe được tiếng nước chảy, tiếng chim hót, một cảm giác rất dễ chịu khi hòa mình với thiên nhiên, thoải mái nghịch dòng nước mát sau một cuộc leo núi khá thấm mệt. Đặc biệt, nước ở đây rất mát có thể ngâm thức uống dưới nước sau vài phút lấy lên thì không khác gì vừa lấy từ tủ lạnh. Dòng suối hiền hòa, nước trong thấy dáy, hai bên bờ là những hàng cây xanh ngắt tỏ bóng mát ra giữa dòng như muốn ôm chặt lòng suối không muốn rời. Suối Hòn Dứa có hàng trăm hòn đá lớn nhỏ, quý khách có thể ngồi trên đá trược xuống hoặc nhảy xuống giữa lòng suối. Qúy khách s được ngồi trong những chiếc chòi tranh cập bờ suối nhăm nhi đồ nướng và nằm đung đưa trên những chiếc võng  đúng chất hoang dã và thanh bình.
11h30: Quý Khách dùng cơm trưa – tiệc nướng BBQ với nhiều món hải sản tươi ngon.
16h00: HDV tập trung đoàn đưa xuống núi, lên xe khởi hành về lại TP.Nha Trang.
17h30: Quý Khách dùng cơm chiều tại nhà hàng ở Nha Trang, nghỉ ngơi tự do tại chỗ
19h00: Quý Khách lên xe khởi hành về TP.Hồ Chí Minh, Quý Khách nghỉ đêm trên xe.
Nghỉ đêm trên xe
NGÀY 3: TP. HỒ CHÍ MINH
07h00Về đến TP.Hồ Chí Minh, xe đưa Quý Khách về điểm đón bạn đầu, kết thúc chuyến tham quan, chia tay và hẹn ngày gặp lại.

Về thời gian, Hướng Dẫn Viên sẽ cùng Quý Khách điều chỉnh phù hợp với tính chất của đoàn 

GIÁ TOUR TRỌN GÓI 


GIÁ TOUR BAO GỒM
Khách sạn tiêu chuẩn du lịch, gần biển, phòng 02 người, 3,4 người/phòng
Xe du lịch chất lượng cao đưa đón và tham quan theo chương trình.
Cano di chuyển từ đảo Điệp Sơn vào cảng Vạn Giã, Tàu ngư dân đi lặn ngắm san hô.
Áo Phao, kính lặn ngắm san hô
Hướng dẫn viên “vui vẻ” chuyên nghiệp chăm sóc suốt hành trình.
Ăn uống: 02 bữa ăn sáng + 1 bữa ăn lót dạ, 04 bữa chính trong đó có 01 bữa tiệc BBQ và 3 bữa sáng. (Giá bữa ăn chính:120.000 đồng/suất + bữa tiệc 150.000VNĐ/suất).
01 Nón du lịch + khăn lạnh 01 cái/người/ngày.
Nước suối Lavie 01 chai/người/ngày.
Bảo hiểm tai nạn du lịch theo tiêu chuẩn bảo hiểm Việt Nam với mức bồi thường tối đa  20.000.000/1 vụ việc.

GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM
Các chi phí cá nhân ngoài chương trình.
Tiền Tip cho HDV và tài xế.
Thuế VAT.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Quý khách khi du lịch cần đem theo Passpsort hoặc CMND, CCCD. Trẻ em nếu không đi với bố mẹ phải đem theo giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương.
Chương trình có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thời tiết nhưng vẫn đảm bảo các tuyến điểm tham quan như đã trình bày.
Giờ nhận phòng khách sạn: sau 14:00 giờ và trả phòng trước 12:00 giờ.Vé tham quan trọn gói, Quý Khách không phải bỏ ra bất cứ chi phí nào.

PHỤ THU NGÀY LỄ TẾT
Mùa lễ, tết: Mùa Giáng sinh và tết Tây (18/12 – 9/1), mùa tết Ta (2/2 – 6/2), ngày Thống nhất đất nước và ngày Quốc tế lao động (30/4 – 1/5), ngày Giỗ tổ (12/4), ngày Quốc khánh (2/9), phụ thu 20% mức giá của bảng giá trên.

CAM KẾT CỦA CÔNG TY
Anpha Travel  cam kết thực hiện đúng chương trình, tiêu chuẩn dịch vụ (xe, ăn uống,điểm tham quan, hướng dẫn viên.

GIÁ VÉ TRẺ EM
Trẻ em dưới 05 tuổi: Miễn phí, ăn uống bố mẹ tự lo cho bé, 
Trẻ em từ 05 - 11 tuổi: Giá tour bằng ½ giá người lớn,
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: Giá tour như người lớn.

ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN
Việc thanh toán được thực hiện như sau:
• Đặt cọc: 80% giá trị tour ngay khi ký kết hợp đồng du lịch.
• Thanh toán phần còn lại: 20% giá trị tour còn lại phải được thanh toán chậm nhất 3 ngày sau khi tour kết thúc.